Prograf 0.5 mg 1mg (Tacrolimus)

  • Tên Thương Hiệu: Prograf
  • Thành Phần Hoạt Chất: Tacrolimus
  • Hãng Sản Xuất: Astellas
  • Hàm lượng: 0.5mg & 1mg
  • Dạng: Viên nang
  • Đóng Gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên

Thuốc Prograf 0.5mg 1mg (Tacrolimus) là một loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị thải ghép nội tạng ở những trẻ đã ghép gan sử dụng để ức chế miễn dịch lâu dài được sản xuất và phân phối trên toàn thế giới bởi Công ty dược Astellas

Thuốc Prograf 0.5mg 1mg (Tacrolimus) – Dự phòng ghép gan, ghép thận, ghép tim

Thông Tin Về Thuốc Prograf 0.5mg 1mg

Prograf 1mg là một thuốc ức chế miễn dịch sử dụng trong phẫu thuật ghép nội tạng ở người.

Thông qua cơ chế ức chế sự sản sinh interleukin khiến các tế bào lympho T của hệ miễn dịch bị ức chế khả năng hoạt động.

Prograf cho tác dụng ức chế mạnh gấp 100 lần các thuốc ức chế miễn dịch có chứa cyclosporin.

  • Thuốc Prograf được sản xuất bởi hãng dược phẩm Astellas.
  • Thành phần chính có trong Thuốc Prograf: Tacrolimus – một kháng sinh thuộc nhóm macrolid (macrolactam), tá dược vừa đủ.
  • Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, dịch pha tiêm phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng nhưng thành phần không có gì thay đổi nhiều.

Hiện nay Thuốc Prograf có 3 dạng bào chế khác nhau:

  • Prograf 0,5mg dạng viên nang
  • Prograf 1mg dạng viên nang
  • Prograf dạng dung dịch tiêm 5mg/ml

Công Dụng & Chỉ Định Của Thuốc Prograf 0.5mg 1mg

+ Tacrolimus là một kháng sinh nhóm macrolid tuy hoạt tính kháng khuẩn yếu nhưng tacrolimus có khả năng ức chế miễn dịch mạnh mà không gây độc chon gen hay có tác động xấu đến ADN.

+ Các nghiên cứu là chứng minh Tacrolimus ức chế sự hoạt hóa của lympho T thông qua gắn kết với một protein nội bào tạo thành phức hợp FFBP – 12 Tacrolimus. Phức hợp này ngăn quá trình prophase ở tế bào T xảy ra. Đồng thời người ta cũng chứng minh được tacrolimus ức chế mạnh một số quá trình phiên mã xảy ra ở đầu quá trình của tế bào T khiến tế bào này không hoạt hóa được.

Công Dụng Thuốc Prograf 1mg 0.5mg

Thuốc có công dụng ức chế hệ miễn dịch, ngăn cản sự tự đào thải của cơ thể đối với trường hợp ghép nội tạng.

Ngoài ra Prograf còn được sử dụng để điều trị Crohn, eczema dị ứng.

Chỉ Định Thuốc Prograf 1mg 0.5mg

Prograf được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân ghép tạng: ghép tim, ghép gan, ghép thận.
  • Bệnh nhân mắc bệnh Crohn có lỗ dò.
  • Bệnh nhân mắc Eczema dị ứng.

Cách Sử Dụng Thuốc Prograf 0.5mg

  • Thuốc được sử dụng chủ yếu qua đường uống và tiêm tĩnh mạch.
  • Do những đòi hỏi khắt khe về khử khuẩn và chuyên môn người của người thực hiện mà đường truyền tĩnh mạch rất ít được sử dụng.
  • Chỉ dùng cho người không có khả năng uống.
  • Thức ăn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhóm macrolid cho nên phải uống thuốc trước bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hoặc sau khi ăn từ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo sự hấp thu thuốc.

Liều dùng:

Đường truyền tĩnh mạch:

  • Yêu câu dịch pha tiêm là NaCl 0.9% hoặc dextrose 5%.
  • Liều cụ thể được nhà sản xuất đưa ra như sau: sử dụng liều khởi đầu là 0.03 – 0.05mg / kg / ngày truyền đồng thời phải kết hợp các liệu pháp corticoid sau khi ghép tạng.

Đường uống:

  • Bệnh nhân người lớn ghép thận: 0.2mg / kg / ngày
  • Bệnh nhân người lớn ghép gan: 0.1 – 0.15mg / kg / ngày
  • Bệnh nhân nhi ghép gan: 0.15 – 0.2mg / kg / ngày
  • Mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng.

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Prograf 1mg

Toàn thân: 10% người dùng được báo cáo là bị run khi sử dụng Prograf, ngoài ra thuốc còn gây bất thường ở chức năng thận, tăng đường huyết, tăng huyết áp, mất ngủ.

Tác dụng phụ trên một số cơ quan, hệ cơ quan như sau:

Các tác dụng phụ ít nguy hiểm

  • Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, ợ nóng, đau bụng, ăn uống không ngon miệng.
  • Hệ thần kinh: đau đầu, rung lắc cơ thể do mất khả năng tự cân bằng, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon.
  • Hệ cơ xương: đau khớp hoặc đau mỏi lưng.
  • Da: phát ban, nổi mẩn ngứa ở tay chân.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của Thuốc Prograf 0.5mg 1mg

  • Toàn thân: tăng cân, động kinh, hôn mê, sốt.
  • Da: dấu hiệu của phát ban, ngứa nổi mề đay.
  • Tim mạch: huyết áp cao, đánh trống ngực, nhịp tim rối loạn, đau ngực.
  • Thận: rối loạn đi tiểu, đau khi đi tiểu hoặc một số vấn đề khác về thận.

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy đến đối với người dùng Prograf.

Nếu bạn thấy một trong các triệu chứng đã được nêu ở trên hay chưa được nêu ở trên trong quá trình sử dụng thuốc thì hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc gọi ngay bác sĩ nếu ở trong bệnh viện để có hướng xử lý thích hợp. không được tự ý xử lý tại nhà.

Tương Tác Của Thuốc Prograf 1mg Với Các Thuốc Khác

  • Các thuốc làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu: thuốc chẹn kên calci, thuốc kháng nấm, các thuốc kháng sinh macroid.
  • Thuốc làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu:thuốc chống co giật, một số kháng sinh như rifabutin, rifampin.
  • Ảnh hưởng của thuốc Prograf đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú?
  • Đã có những nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng các tacrolimus có trong Prograf có thể đi vào nhau thai và sữa mẹ gây ảnh hưởng nhất định đến trẻ.
  • Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Prograf cho đối tượng này.

Chú Ý Và Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Prograf 1mg

  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
  • Bệnh nhân có thể bị tiểu đường sau ghép tạng lên cần theo dõi đường huyết kĩ càng.
  • Sử dụng Prograf có thể làm gia tăng các khối u ác tính, các u lympho đặc biệt hay bị ở da.
  • Do là một thuốc ức chế miễn dịch nên khi dùng Prograf cần hạn chế sử dụng các kháng sinh có chứa vi khuẩn sống như vacxin sởi, quai bị, rubella.
  • Độ pH của dịch pha truyền nhỏ hơn 9 (do macrolid không ổn định trong môi trường kiềm).
  • Bảo quản thuốc Prograf ở nhiệt độ lạnh từ 5 đến 25 độ.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Prograf 0.5 mg 1mg (Tacrolimus)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *